Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ

mục lục

Hoa hồng môn loài có lá hình trái tim mang ý nghĩa tình yêu bất diệt, và sự may mắn, bình an đến với chủ nhân. Sắc đỏ rực rỡ cuả hoa còn đem đến sự ấm áp, vui tươi. Đọc bài viết của Hoatuoi360.vn cùng tìm hiểu loại hoa đẹp xinh này bạn nhé!

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ

Hoa hồng môn đỏ được nhiều người ưa thích

  1. Nguồn gốc của hoa hồng môn

Cây hồng môn có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, còn có tên gọi như môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ. Hồng môn có ba loại chính là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn. Trong đó, đại hồng môn là loại hoa được ưa chuộng nhiều nhất.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ1

Đại hồng môn 

  1. Ý nghĩa của hoa hồng môn loài hoa mang sắc đỏ rực rỡ

Hoa hồng môn vốn có rất nhiều màu sắc khác nhưng do người ta yêu thích nhất vẫn là màu đỏ nên nhắc tới hoa hồng môn người ta thường nhắc đến màu đỏ. Nào hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của một số ý nghĩa của các màu hoa hồng môn nhé.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ2

Hoa hồng môn đỏ

Hồng Môn Đỏ: đỏ thắm, nhiệt tình, nồng ấm

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ3

Hoa hồng môn cam cho sự quyết đoán 

Hồng môn cam: Thể hiện sự đam mê, phấn khởi, hạnh phúc, sáng tạo, quyết đoán, thành công, sự khuyến khích và kích thích, là biểu tượng của sức mạnh, sự bền bỉ.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ4

Hoa hồng môn trắng cho khởi đầu thành công

Hồng môn màu trắng: gắn liền với sự thánh thiện, ánh sáng, trong sạch, trinh tiết, được xem là màu của sự hoàn hảo. Màu trắng đại diện cho sự khởi đầu thành công, niềm hi vọng.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ6

Hồng môn màu xanh lá cây: là màu của sự kiên trì, có chí hướng, khao khát hướng tới tương lai, màu xanh tràn đày hi vọng.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ6

Hồng môn màu hồng: Hồng là màu của sự lãng mạn, tình yêu và tình bạn.

Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây thủy trúc, bạn đã biết chưa? 

  1. Đặc điểm của cây hoa hồng môn

  • Đặc điểm hình thái

Được biết đến là loại cây thân thảo, ngắn sống lâu năm và mọc thành bụi. Lá cây lớn, dạng hình bầu dục, đầu thuôn nhọn còn phần gốc hình tim. Lá mọc tập trung ở trên mặt đất, cuống lá dài rủ xuống thường có màu xanh bóng , gân chân vịt màu xanh nhạt nổi bật lên trên.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ7

Đặc điểm của hoa hồng môn

Hoa hồng môn mọc thành từng cụm dạng mo trên một cuống chung dài và cong. Mo màu đỏ tươi, hình bầu dục đầu nhọn, gốc tim, nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt.

  • Đặc điểm sinh thái

Hồng môn chịu bóng một phần, ưa khí hậu mát, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C, độ ẩm thích hợp 70 – 80%. Nếu nhiệt độ thấp dưới 15 độ C thì cây ngưng phát triển, còn cao trên 30 độ C thì cây sẽ bị vàng lá, cháy lá và có thể chết. Cây có nhu cầu nước trung bình, nếu khô lá cây sẽ nhạt màu và ngược lại nếu quá nhiều nước cây sẽ bị bệnh và thối rễ. Loài  hoa hồng môn phát triển tốt trong đất phù sa tơi xốp, trộn với trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoặc những phân hữu cơ đã đươc ủ mục..

Xem thêm: Bật mí bí quyết trồng và chăm sóc hoa hồng pháp leo tại nhà rực rỡ và thơm quyến rũ 

  1. Cách trồng hoa hồng môn

  • Chọn giá thể

Cách trồng hoa hồng môn đơn giản, trước nhất cần chuẩn bị tốt giá thể của cây. Giá thể trộn 2 phần trấu hun với 1 phần đất phù sa. Đất cần đảm bảo có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước tốt để không khiến cây bị úng.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ8

Cách trồng hoa hồng môn

  • Chọn giống cây hoa hồng môn

Có thể dùng 2 loại cây giống để trồng

- Loại cây một thân, cắt phần chồi từ cây gốc có 1 – 2 rễ để trồng

- Loại cây đã có sẵn 2 chồi, sau đó tách ra làm đôi để thành 2 cây.

  1. Kỹ thuật  trồng cây hoa hồng môn

Sau khi đã chọn được cây giống, ta cho giá thể vào chậu, đặt chồi cây đã được cắt vào chậu và ấn chặt xung quanh.

- Tưới nước đủ ẩm cho chậu cây và mang đặt ở nơi râm mát, có thể ở dưới 2 lớp lưới che hoặc cũng có thể là ở dưới tán cây đã phát triển.

- Sau khoảng 20 ngày, mang cây ra nơi dưỡng cây để mau bén rễ. Điều này giúp đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường; giúp cây cho ra nhiều lá và hoa nhiều hơn.

Xem thêm:  Cách trồng cây thủy sinh đơn giản để tạo không gian xanh cho ngôi nhà của bạn

  1. Chăm sóc hoa hồng môn cho hoa rực rỡ

  • Nhiệt độ

Đối với những cây hồng môn thì nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là từ 15-30 độ và nếu như nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây sẽ chạm phát triển và nếu nhiệt đô cao hơn 30 độ thì cây hay bị vàng lá hoặc thối rễ vì vậy mà bạn cần có được những biện pháp tránh nóng cho cây.

  • Đất trồng

Đối với những cây hồng môn thì bạn nên lựa chọn đất phù sa, đất thịt, gọi chung là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải tơi xốp thì cây sẽ phát triển rất tốt, trong quá trình chuẩn bị đất thì bạn nên trộn thên phân chuồng hoặc là các loại muifn để giúp cây phát triển nhanh hơn.

Trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ10

  • Nước

Muốn cây hồng môn không những sinh trưởng tốt mà còn đảm bảo thẩm mỹ thì chế độ nước rất quan trọng. Nếu lá cây bị vàng, nhạt màu hay bị cháy thì cần phải xem lại nguyên nhân là gì; do tưới quá nhiều nước cho cây hay đất quá khô. Từ đó biết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp, đảm bảo độ ẩm 70 – 80%.

  • Dinh dưỡng cho cây

Sau khi trồng được 50 – 60 ngày, đã có thể tưới nước phân, nước tiểu có nồng độ từ 1/10 – 3/10 tùy theo kích thước lớn nhỏ của cây. Mỗi tuần tưới 1 lần.Ngoài ra, có thể bón thêm phân NPK tổng hợp, phân chồng, phân hữu cơ dạng viên cho cây. Với những loại phân bón này, nên khoảng 5 – 6 tháng mới bón 1 lần.

  • Cắt tỉa cây

Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho nhiều lá và hoa thì cần phải thường xuyên cắt tỉa, làm sạch cỏ dại để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Làm sạch cỏ ở phần gốc cây, xới và làm cho đất tơi xốp. Cắt bỏ những càng khô héo, lá vàng,…

  • Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Một số loại bệnh mà cây hoa hồng môn thường gặp đó là virus xoắn lá, thối củ, thối gốc và thối thân.

 - Với bệnh virus xoắn lá, nó khiến lá cây bị xoắn lại, không có khả năng cho ra hoa; vì thế cần phải loại bỏ những cây bị bệnh vì chúng không còn khả năng ra hoa, bệnh này cũng dễ lây lan nên cần bỏ ngay để không làm ảnh hưởng đến những cây khác.

- Còn với các trường hợp thân, gốc và củ hoa hồng môn bị thối là do đất bị ẩm ướt, môi trường sống không đảm bảo độ thông thoáng. Chính vì vậy, nên chú ý dọn sạch, tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm, ánh sáng để hạn chế phát bệnh.

Bài viết trên đây chia sẻ cách trồng hoa hồng môn vừa đẹp vừa mang ý nghĩa may mắn đến cho gia chủ, cám ơn bạn đọc bài viết này. Hoa tươi 360 chuyên cung cấp các loại hoa hồng, hoa hướng dương, hoa baby, hoa sinh nhật, hoa cưới....rẻ nhất thị trường, hoa nhập về luôn tươi mới cùngđội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình đảm bảo khách hàng sẽ chọn lựa được bó hoa ưng ý nhất. Để liên hệ với Hoa Tươi 360 bạn hãy gọi vào hotline: (028)22 298 398 - 0933 055 945 - 0977 301 303 hoặc truy cập vào Website: https://hoatuoi360.vn/