Bí quyết trồng và chăm sóc Hoa Hồng tại nhà

Hoa Hồng đ­ược coi là biểu tư­ợng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao v­ươn tới cái đẹp. Với nhiều ư­u điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể dùng làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng bồn bonsai, trồng trang trí tr­ước và xung quanh nhà.

Mục lục

Phân nhóm loài hoa hồng trên thế giới

Hoa Hồng có hơn 350 loài đ­ược phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc có thể phân chúng thành các nhóm hoa hồng sau:

1- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ

Bó hoa hồng đỏ thẩm tuyệt đẹp

Bó hoa hồng đỏ thẩm tuyệt đẹp

2- Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ

Bó hồng thẫm tặng sinh nhật

Bó hồng thẫm tặng sinh nhật

3- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam

Hộp hồng vàng tỏa nắng rực rỡ

Hộp hồng vàng tỏa nắng rực rỡ

>> 99 bó hoa hồng vàng đầy lãng mạn tặng người yêu

4- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt

Bó hồng cánh sen - yêu ngay cái nhìn đầu tiên

Bó hồng cánh sen - yêu ngay cái nhìn đầu tiên

5- Nhóm giống trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà

Giỏ hoa hồng trắng nét đẹp tinh khôi

Giỏ hoa hồng trắng nét đẹp tinh khôi

6- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Hiện nay phổ biến ở Hoa tươi 360 và các vùng lân cận là hoa Hồng tỷ muội, hoa Hồng lửa hay còn gọi là Hồng Sa đéc, Hồng gốc ghép từ Đà Lạt đưa về. Hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng biết cách trồng và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.

>> tặng quà gì vừa ý nghĩa vừa đẹp cho người thân, bạn bè??

Cách trồng hoa hồng đơn giản tại nhà

Chuẩn bị

- Chọn chậu trồng

Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hồng.

Khi chọn chậu trồng hoa hồng nên chọn loại chậu có chân; chú ý lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu bởi hoa hồng không chịu được úng thủy. Nên chọn loại chậu có 2 lỗ hoặc có 1 lỗ lớn.

- Đất trồng

Nên chọn trồng trong đất tơi xốp và trồng nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

Để có được loại đất trồng này, người trồng có thể mua đất sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, vỏ trấu, mùn hữu cơ,… Không quên xử lý mầm bệnh trong đất bằng biện pháp bón lót với vôi, phơi ải trước từ 7 – 10 ngày.

- Giống cây

Chọn giống cây khỏe, k bị gãy cũng có thể giâm cành.

Kỹ thuật trồng hoa hồng tại nhà

+ Nếu trồng cây rễ trần thì nên ngâm trong xô nước một vài giờ trước khi trồng còn nếu trồng cây hoa hồng mua trong chậu thì người trồng cần tưới nước kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị luống trồng.

+ Khi trồng, cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới đáy chậu giúp tạo độ thoáng, thoát nước nhanh hơn, đồng thời lớp xơ dừa giúp giữ một phần nước ở đáy chậu để trải qua những ngày nắng nóng.

+ Với loại đất đã chuẩn bị như trên, đem trộn với phân bón tỉ lệ khoảng ¼ so với đất trồng và đảo đều.

+ Lớp đất đầu tiên cho vào chậu được ấn chặt sau đó cho đất đầy vào chậu. Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4 – 5 cm là được.

+ Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.

Cách trồng hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu

Cách chăm sóc hoa hồng sau khi trồng

Sau khi trồng thì việc chăm sóc hoa hồng cũng rất cần thiết để cây có thể phát triển tốt và ra hoa đẹp

- Bón phân cho hoa hồng: sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 ,  rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

- Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Phòng ngừa sâu, bệnh hại trên hoa hồng

- Cần tưới cho chậu cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá ,quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa Hồng.

Trường hợp xuất hiện các bệnh hại cây hoa hồng như các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, có thể dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

*Bệnh phấn trắng

Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa th­ường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều l­ợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều l­ượng 1 lít/ ha

Bệnh phấn trắng gây hại trên cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng gây hại trên cây hoa hồng

*Bệnh đốm đen

Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thư­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.

Bệnh đốm đen trên lá cây hoa hồng

Bệnh đốm đen trên lá cây hoa hồng

*Bệnh gỉ sắt

Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

Bệnh gỉ sắt dưới tán lá hoa hồng

Bệnh gỉ sắt dưới tán lá hoa hồng

Cắt cành hoa hồng vào thời điểm nào thì tốt

Cắt cành hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo,. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa Hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chưng trong nhà hoặc  tặng cho người khác.

Cắt tỉa cành hoa hồng vào thời điểm nào thì thích hợp

Cắt tỉa cành hoa hồng vào thời điểm nào thì thích hợp

Trồng hoa Hồng đòi hỏi sự quan tâm và chăm chút của người trồng, đáp lại khi hoa Hồng nở sẽ tạo nhiều niềm vui cho mọi người xung quanh.

Xem thêm: Hoa hồng tượng trưng cho điều gì?