Mùa bằng lăng đến không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là các cô cậu học trò. Cây bằng lăng gắn liền với tuổi học trò ở sân trường, mang sắc hè đến với người dân ở hai bên vệ đường mỗi mùa bằng lăng tím nở. Không chỉ làm đẹp cho cảnh quan, cây hoa bằng lăng còn có nhiều công dụng chữa bệnh tốt đến cho con người mà ít ai ngờ đến. Cùng Hoa Tươi 360 tìm hiểu thêm về loài hoa bằng lăng nhé!
Tìm hiểu về loài hoa bằng lăng
Các Loại Hoa bằng lăng
- Dựa vào địa hình: Bằng lăng núi còn được gọi là Sang lẻ được phát hiện ở các vùng miền Trung nở hoa vào cuối tháng 6. Chúng là loại cây mọc dại được dùng làm cảnh hoặc cây bóng mát với tán cây rộng từ 2-3m phân tầng, sau này được khai thác và thu mua khá nhiều. Công dụng của bằng lăng núi là chống xói mòn ở đất khá tốt, góp phần duy trì hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên.
Đặc điểm cây bằng lăng núi đẹp
- Dựa vào đặc điểm: Bằng lăng được chia làm 2 loại cơ bản là bằng lăng nước và bằng lăng ổi.
+ Bằng lăng nước còn gọi là bằng lăng tím. Đặc điểm nhận dạng bằng lăng nước là cây có thân gỗ, tán dày và phân nhánh cao. Hoa bằng lăng tím mọc thành chùm với nhiều màu sắc khác nhau như tím trắng, tím đậm, tím nhạt hoặc hồng nhẹ,..
Phân biệt các loại hoa bằng lăng
+ Bằng lăng ổi: Chính bởi phần thân cây khá giống với cây ổi nên nó có tên gọi như vậy. Hoa bằng lăng ổi mọc theo cụm hình tháp với 2 màu đặc trưng là tím và tím hồng. Lá bằng lăng ổi có đầu nhọn dài khoảng 7-14cm với mặt trên có lông còn mặt sau thì nhẵn.
- Dựa vào màu sắc: Hoa bằng lăng được chia thành nhiều loại dựa vào màu sắc như hoa bằng lăng tím, cây bằng lăng hồng.
Hình ảnh bông hoa bằng lăng hồng nở rộ đẹp
- Dựa vào kích thước: Gồm 2 loại là bằng lăng cao và bằng lăng lùn. Cây bằng lăng cao được trồng phổ biến hơn ở những nơi như vệ đường, hàng rào, sân trường, công viên để có thêm bóng mát và làm đẹp khuôn viên được trồng. Còn cây bằng lăng lùn thường được trồng theo kiểu bonsai trong chậu cây cảnh bằng lăng, còn được gọi là cây bằng lăng lá nhỏ.
Chậu cây hoa bằng lăng bonsai ( cây bằng lăng lá nhỏ)
Ý nghĩa cây hoa bằng lăng tím gắn bó tuổi học trò
Tuyệt nhiên, đã từ lâu hình ảnh hoa bằng lăng tím là sự gắn bó vô hình với tuổi học trò hồn nhiên đáng nhớ. Vì loài hoa này có thời gian nở vào đúng mùa hè tựa như hoa phượng, đây lại là thời gian mà học sinh các trường gấp gáp kết thúc một năm học, tạm biệt bạn bè thầy cô mái trường để mau chóng đón một mùa hè. Có khi là khoảng thời gian cuối cấp, tạm biệt cả những mối tình đầu. Chính vì vậy bằng lăng tím thường tượng trưng cho nỗi buồn man mác của sự chia xa.
Ý nghĩa cây bằng lăng tím đối với học trò
Ý nghĩa của cây bằng lăng còn là minh chứng cho mối tình đầu mới chớm của các cô cậu học trò, một tình yêu thuần túy ít phải suy nghĩ, trong sáng mà đáng yêu.
Lưu ý đến phong thủy trồng cây bằng lăng
Nếu gia chủ chọn trồng cây hoa bằng lăng trước nhà thì để tốt cho phong thủy cây bằng lăng, không trồng cây bằng lăng ngay trước cửa hay lối ra vào vì cần đảm bảo sự thông thoáng cho không gian mặt tiền của nhà. Nếu không sẽ có ảnh hưởng tiêu cực gây ra vận hạn cho các thành viên trong gia đình. Nên tìm vị trí thông thoáng để cây có thể phát triển một các tốt nhất. Cùng không nên trồng ở gần tường nhà hoặc những nơi quá gần công trình đang xây sẽ gây ảnh hưởng.
Phong thủy trồng cây bằng lăng thích hợp
7 công dụng bằng lăng tím mang đến con người
- Người bị hắc lào, nấm da: Dùng vỏ cây bằng lăng thái nhỏ, đem ngâm với cồn 70 độ theo tỷ lệ 20-30% trong vòng 1 tháng. Sau 1 tháng ngâm thì dùng bôi lên vùng bị nấm để chữa vết thương.
- Hỗ trợ bệnh lợi tiểu: Hãm lá bằng lăng với nước trà dùng uống hằng ngày, giúp lợi tiểu, phòng các bệnh về đường tiết niệu.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Đem 50g lá bằng lăng già đi đun với 50g quả khô cùng nửa lít nước. Lấy phần nước uống khoảng 5 cốc trong 1 ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh tiểu đường khá tốt.
Những công dụng mà cây bằng lăng mang tới cho con người
- Góp phần giảm cân: Cách này sẽ tốt hơn với những người bị tiểu đường loại 2. Dùng lá cây bằng lăng đung với nước ngăn carbonhydrate tích tụ.
- Điều trị kiết lỵ: 1.5g vỏ cây bằng lăng khô đem sắc với nước. Đối với trẻ thì nên uống liên tục trong khoảng 7 ngày, người lớn khoảng 10-15 ngày.
- Bệnh gout: Lá bằng lăng có công dụng trong khả năng ức chế xanthine oxidase vì có chứa valoneic acid dilatone, giúp giảm acid uric trong máu. Qua đó người mắc bệnh gout sẽ cải thiện được phần nào bệnh vì dịch chiết ra từ lá bằng lăng có tác dụng cải thiện bệnh hơn việc dùng thuốc.
- Vết thương bỏng: Nước lá bằng lăng sau khi được cô đặc dùng thoa nhẹ cao lên phần bị bỏng 1 lần 1 ngày để vết thương không bị nhiễm trùng và mau lành.
Hoa bằng lăng rực rỡ nhuộm tím những con đường
Nét dịu dàng cuốn hút của những tán hoa bằng lăng
Cây bằng lăng cũng làm cho con đường nổi tiếng ket xe ở TPHCM trở nên “dịu dàng”
Mỗi mùa hoa bằng lăng đến đều gợi cho người ta xúc cảm xao xuyến
Mùa bằng lăng nở rộ đẹp vào độ đầu tháng 5
Hoa bằng lăng tím làm nên khung cảnh thơ mộng giữa thành phố vội vã
Những bóng cây bằng lăng nở rộ làm vơi bớt cái nắng Sài Gòn