Những loại hoa lan phổ biến theo từng vùng đất

Không chỉ con người Việt Nam được phân bố trải dài trên khắp miền đất nước mà hoa lan cũng được phân chia theo vùng miền và phù hợp với những nét đặc trưng của khí hậu cũng như thổ nhưỡng ở nơi đó. Hãy cùng hoatuoi360 điểm qua những loại hoa lan phổ biến theo từng miền đất nước trong bài viết sau đây nhé!

Vùng miền Đông Nam Bộ


Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm, khí hậu tương đối điều hòa, những loại lan đẹp đặc trưng ở nơi đây đó chính là Đuôi cáo – Aerides Miltiflora, Ngọc Điểm – Rhynchostylis gigantea, Giáng Hương – Aerides faclcata, Đuôi Chồn - Rhynchostulis retusa, Hỏa Hoàng – Ascocentrum minitatum. Đặc biệt trong số đó còn có loại lan nổi tiếng đó là Bầu Rượu, nơi tìm thấy nó nhiều nhất là ở trên các sườn đá ở Long Khánh, Vũng Tàu.

Vùng Trung Nguyên


Độ cao trung bình của khu vực này đó là 700 đến 1.000m, vùng diệp loại hay rải rác ở các vùng hỗn giao là nơi mà hoa lan thường hay mọc, những loại cây mà hoa lan hay mọc trên nó là Cây Cà Chắc, Cẩm Liên, Cà Gần, các loại Dẽ Xồi, Sến… Đối với những cây có hình thù trơn láng hay có lớp vỏ hàng trăm năm thì hoa phong lan đa phần được mọc ở bọng cây. Đôi khi cũng có xuất hiện một vài loài địa lan mọc ở ven suối, đá, đầm lầy, trong thung lũng của những dãy núi. 

Dendrobium chính là loài hoa phong lan phổ biến nhất ở vùng đất này, nó là nơi tập trung những chủng loại gần như là đẹp nhất ở Việt Nam, điển hình trong số đó ví dụ như Lụa Vàng (D.Heterocarpum), Hoàng Phi Hạc (D. Signatum), Long Tu ( D.Primulinum), Thủy tiên các loại… Ngoài việc sống ở trên cây thì phong lan còn được sống ở trên tảng đá, cụ thể như Gia Hạc mọc ở cả hai nơi vừa tảng đá và thân cây, khu vực phổ biến nó nhất là Tam Bổ - Lâm Đồng trải dài theo hướng Tây qua vùng biên giới Đắc Lắc. Loài long nhãn kim điệp cũng chỉ mọc trên những đá dọc suối ở Di Linh.

Vùng Cao Nguyên


Loại hoa lan được tìm thấy ở vùng miền này đa phần mọc ở thung lũng hay các sườn núi có nhiều cây diệp. Điển hình trong số đó phải kể đến ví dụ như Hồng Lan, Hoàng Lan, Bách Tùng… Với loại cây Bạch Lan, Tử Cán, Thanh Lan thì có phần hiếm gặp hơn nhưng nó được nhiều người dân Đà Lạt ưa chuộng vì hương thơm khá tuyệt vời. Đối với Tuyết Ngọc hay nhiều loại Coelogyne thì hay xuất hiện ở núi bà Langbiang hoặc các thác, thung lũng ẩm. Với loại Nhất Điểm Hoàng thì mọc ở trên cây sồi dẻ ở đèo Pren và Đà Lạt.

Vùng Nam và Trung Bộ


Nơi đây tập trung khá nhiều loại lan quý hiếm của nước ta, ví dụ như Thủy Tiên, Nhất Điểm Hồng, nếu đi dọc từ Ninh Thuận, Khánh Hòa đến cao nguyên Buôn Mê Thuột. Đối với loài Ngọc Bích thì nó chỉ mọc ở trong những kiểu rừng bán thay lá từ Bình Thuận cho đến Khánh Hòa, có những loài Ngọc Điểm thì nó lại kéo dài từ Bình Tuy đến tận Nha Trang, đôi khi còn ra đến ngoài quần đảo. Đặc trưng của loại Ngọc Điểm vùng này đó là có trữ lượng khá lớn, thậm chí còn có loài có hoa trắng. Khu vực này do bị ảnh hưởng của gió biển nên đa phần hoa lan thường mọc ở dưới độ cao 5m hay trên những gộp đá có rêu.

Ở khu vực giáp ranh giữa Ninh Thuận – Khánh Hòa thì phổ biến những loại hoa lan đặc hữu và quý hiếm ví dụ như Hài Hồng, Huyết Nhung Giún, Huyết Nhung Trơn, Thái Bình, Đơn Cam, bên cạnh đó cũng có hai loại mới được tìm thấy vào năm 1993, đó là Tử Hoàng và Uyên Ương. Đối với Tử Hoàng thì mọc ở rừng bán thay lá gió mùa, phổ biến ở Phan Rang với độ cao 100 đến 500m, còn Uyên Ương thì mọc trong rừng ẩm có độ cao 100m, dọc theo suối Ea Dong gần làng Tây Ninh – Khánh Hòa. Bên cạnh đó nó còn được xuất hiện ở những khe suối dọc theo đèo Mangyang. Đây là một giống lan mới và hiện nay đang được lai tạo thành công tại Việt Nam.

Nguồn: hoaphonglan.org